LS Ðài: VN cần luật biểu tình để bảo vệ quyền cơ bản của người dân
Duy Ái – VOA Mới đây, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã ra lệnh cho Bộ Công An soạn thảo Luật Biểu tình trong lúc giới hữu trách Hà Nội tiếp tục bị nhiều người chỉ trích về việc ngăn chận, sách nhiễu, bắt bớ và giam cầm những người biểu tình chống Trung Quốc.
Ban Việt Ngữ đài VOA đã tiếp xúc với Luật sư Nguyễn Văn Ðài, một nhà tranh đấu dân chủ ở Hà Nội, để tìm hiểu thêm về diễn tiến quan trọng này. Mời quí vị theo dõi một số chi tiết qua cuộc phỏng vấn do Duy Ái thực hiện sau đây.
Ban Việt Ngữ đài VOA đã tiếp xúc với Luật sư Nguyễn Văn Ðài, một nhà tranh đấu dân chủ ở Hà Nội, để tìm hiểu thêm về diễn tiến quan trọng này. Mời quí vị theo dõi một số chi tiết qua cuộc phỏng vấn do Duy Ái thực hiện sau đây.
Người biểu tình chống Trung Quốc xuống đường tại Hà Nội,
ngày 14/8/2011- Hình: REUTERS
VOA: Thưa luật sư, theo chỗ chúng tôi được biết, cách nay khoảng 2 tuần, vào ngày 17 tháng 9, ông đã phổ biến một lời kêu gọi, để hô hào dân chúng xuống đường biểu tình chống Trung Quốc nhằm bày tỏ lòng yêu nước và quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh hải của quốc gia. Xin ông vui lòng cho biết ý kiến trước việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quyết định giao cho Bộ Công An soạn thảo Luật Biểu tình. Ông có nghĩ rằng đây là một diễn tiến tích cực hay không?
LS Nguyễn Văn Ðài:Việt Nam đã giành được độc lập hơn 60 năm, và ngay từ năm 1946 đã có bản Hiến pháp đầu tiên. Nhưng ở đây tôi chỉ lấy mốc là Hiến pháp năm 1980, là bản Hiến pháp cho một nước Việt Nam thống nhất và quyền biểu tình được qui định tại Điều 69 Hiến pháp.
Và theo qui định của Hiến pháp và tại Khoản 2 Điều 11 luật ban hành các văn bản qui phạm pháp luật thì Quốc hội có trách nhiệm ban hành luật để qui định những vấn đề cơ bản thuộc quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Nhưng tới nay là hơn 30 năm những vẫn chưa có luật biểu tình.
Tôi còn nhớ cách đây khoảng 6-7 năm, lúc đó ông Nguyễn Công Tạn còn là phó Thủ tướng, sau một chuyến đi khảo sát về tình hình khiếu kiện của người dân ở các tỉnh phía nam trở về, ông có phát biểu là đã đến lúc phải có luật biểu tình, và ông sẽ đề nghị Quốc hội sớm ban hành luật biểu tình. Sau đó ông không còn giữ chức phó Thủ tướng nữa và cũng không có vị quan chức nào nhắc đến luật biểu tình.
Từ đầu tháng 6 vừa qua, khi có hàng ngàn lượt người dân ở cả Hà Nội và Sài gòn tiến hành các cuộc biểu tình phản đối Trung quốc xâm phạm chủ quyền lãnh hải quốc gia của Việt Nam. Khi đó chính quyền áp dụng một văn bản pháp luật vi Hiến là Nghị định 38 năm 2005 để trấn áp và bắt giữ người biểu tình. Tiếp đó ngày 18-8 Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà nội lại ra thông báo để cấm biểu tình.
Cả hai văn bản trên đều bị các tầng lớp nhân dân và đặc biệt là giới trí thức phản đối mạnh mẽ vì tính chất vi Hiến của chúng. Ngày nay các tầng lớp nhân dân không còn ngây thơ để chính quyền tùy ý áp dụng các văn bản vi Hiến để xâm phạm các quyền con người của mình nữa. Do vậy cực chẳng đã Thủ tướng Dũng đã yêu cầu Bộ Công an soạn thảo luật biểu tình.
Vấn đề ở đây là tại sao ông Dũng không giao cho Bộ Tư pháp hay một Bộ nào khác soạn thảo luật biểu tình mà lại giao cho Bộ Công an. Tất cả chúng ta đều thấy rõ là Bộ công an là cơ quan ra lệnh cũng như thực hiện mệnh lệnh trấn áp biểu tình khi cần thiết. Do vậy việc Bộ Công an đứng ra soạn thảo luật biểu tình sẽ không khách quan. Giờ đây, chúng ta chỉ còn trông đợi vào trách nhiệm và lương tâm của các vị đại biểu Quốc hội trước nhân dân khi họ sẽ tiến hành thảo luận và thông qua dự luật biểu tình.
Chúng ta mong rằng những điều bất hợp lý và những điều vi Hiến ở trong dự luật biểu tình nhằm cản trở công dân thực thi quyền biểu tình sẽ bị loại bỏ trước nó trở thành luật. Thực tiễn trong những tháng vừa qua cho chúng ta thấy khi chưa có luật biểu tình, thì nhân dân có quyền tự do thực hiên quyền biểu tình theo Hiến pháp khi nào họ muốn.
Nhưng nếu có luật biểu tình trong khi các định chế căn bản của nền dân chủ thực sự chưa được thiết lập thì có thể quyền biểu tình trong Hiến pháp sẽ bị hạn chế hoặc tước bỏ hoàn toàn. Thực tiễn là Điều 69 Hiến pháp qui định công dân có quyền tự do báo chí tức là quyền tự do làm báo chí tư nhân của công dân, nhưng luật báo chí đã tước đi quyền làm báo tư nhân của công dân Việt Nam.
Do vậy tôi cho rằng việc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao cho Bộ Công an soạn thảo luật biểu tình chỉ là miễn cưỡng và có thể mục đích chính là để hạn chế quyền biểu tình chứ không phải là để tạo điều kiện thuận lợi cũng như hành lang pháp lý cho nhân dân thực hiện quyền biểu tình. Tôi đánh giá đó không phải là một diễn tiến tích cực.
LS Nguyễn Văn Ðài:Việt Nam đã giành được độc lập hơn 60 năm, và ngay từ năm 1946 đã có bản Hiến pháp đầu tiên. Nhưng ở đây tôi chỉ lấy mốc là Hiến pháp năm 1980, là bản Hiến pháp cho một nước Việt Nam thống nhất và quyền biểu tình được qui định tại Điều 69 Hiến pháp.
Và theo qui định của Hiến pháp và tại Khoản 2 Điều 11 luật ban hành các văn bản qui phạm pháp luật thì Quốc hội có trách nhiệm ban hành luật để qui định những vấn đề cơ bản thuộc quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Nhưng tới nay là hơn 30 năm những vẫn chưa có luật biểu tình.
Tôi còn nhớ cách đây khoảng 6-7 năm, lúc đó ông Nguyễn Công Tạn còn là phó Thủ tướng, sau một chuyến đi khảo sát về tình hình khiếu kiện của người dân ở các tỉnh phía nam trở về, ông có phát biểu là đã đến lúc phải có luật biểu tình, và ông sẽ đề nghị Quốc hội sớm ban hành luật biểu tình. Sau đó ông không còn giữ chức phó Thủ tướng nữa và cũng không có vị quan chức nào nhắc đến luật biểu tình.
Từ đầu tháng 6 vừa qua, khi có hàng ngàn lượt người dân ở cả Hà Nội và Sài gòn tiến hành các cuộc biểu tình phản đối Trung quốc xâm phạm chủ quyền lãnh hải quốc gia của Việt Nam. Khi đó chính quyền áp dụng một văn bản pháp luật vi Hiến là Nghị định 38 năm 2005 để trấn áp và bắt giữ người biểu tình. Tiếp đó ngày 18-8 Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà nội lại ra thông báo để cấm biểu tình.
Cả hai văn bản trên đều bị các tầng lớp nhân dân và đặc biệt là giới trí thức phản đối mạnh mẽ vì tính chất vi Hiến của chúng. Ngày nay các tầng lớp nhân dân không còn ngây thơ để chính quyền tùy ý áp dụng các văn bản vi Hiến để xâm phạm các quyền con người của mình nữa. Do vậy cực chẳng đã Thủ tướng Dũng đã yêu cầu Bộ Công an soạn thảo luật biểu tình.
Vấn đề ở đây là tại sao ông Dũng không giao cho Bộ Tư pháp hay một Bộ nào khác soạn thảo luật biểu tình mà lại giao cho Bộ Công an. Tất cả chúng ta đều thấy rõ là Bộ công an là cơ quan ra lệnh cũng như thực hiện mệnh lệnh trấn áp biểu tình khi cần thiết. Do vậy việc Bộ Công an đứng ra soạn thảo luật biểu tình sẽ không khách quan. Giờ đây, chúng ta chỉ còn trông đợi vào trách nhiệm và lương tâm của các vị đại biểu Quốc hội trước nhân dân khi họ sẽ tiến hành thảo luận và thông qua dự luật biểu tình.
Chúng ta mong rằng những điều bất hợp lý và những điều vi Hiến ở trong dự luật biểu tình nhằm cản trở công dân thực thi quyền biểu tình sẽ bị loại bỏ trước nó trở thành luật. Thực tiễn trong những tháng vừa qua cho chúng ta thấy khi chưa có luật biểu tình, thì nhân dân có quyền tự do thực hiên quyền biểu tình theo Hiến pháp khi nào họ muốn.
Nhưng nếu có luật biểu tình trong khi các định chế căn bản của nền dân chủ thực sự chưa được thiết lập thì có thể quyền biểu tình trong Hiến pháp sẽ bị hạn chế hoặc tước bỏ hoàn toàn. Thực tiễn là Điều 69 Hiến pháp qui định công dân có quyền tự do báo chí tức là quyền tự do làm báo chí tư nhân của công dân, nhưng luật báo chí đã tước đi quyền làm báo tư nhân của công dân Việt Nam.
Do vậy tôi cho rằng việc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao cho Bộ Công an soạn thảo luật biểu tình chỉ là miễn cưỡng và có thể mục đích chính là để hạn chế quyền biểu tình chứ không phải là để tạo điều kiện thuận lợi cũng như hành lang pháp lý cho nhân dân thực hiện quyền biểu tình. Tôi đánh giá đó không phải là một diễn tiến tích cực.
VOA: Theo ông, Luật Biểu tình cần thỏa mãn những điều kiện nào để có thể thể hiện được tinh thần của những qui định về các quyền tự do cơ bản của người dân trong Hiến pháp hiện hành ở Việt Nam và trong các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết?
LS Nguyễn Văn Ðài: Quyền biểu tình là quyền con người về chính trị và là công cụ pháp lý của nhân dân để thực hiện quyền lực của mình, nên quyền biểu tình không thể bị tùy tiện hạn chế hay tước đoạt trong điều kiện bình thường.
Do vậy luật biểu tình phải qui định thật rõ ràng chỉ trong trường hợp đặc biệt như đất nước bị thiên tai, dịch bệnh nghiêm trọng hay đang có chiến tranh lúc đó quyền biểu tình mới bị hạn chế, và chỉ được hạn chế trong một thời gian nhất định. Ngoài lý do hạn chế quyền biểu tình do thiên tai, dịch bệnh và chiến tranh thì bất cứ khi nào người dân có nhu cầu thực hiện quyền biểu tình thì chính quyền phải cấp giấy phép cho người dân. Một nguyên tắc quan trọng nữa là phải có những biện pháp đảm bảo rằng những tổ chức, cá nhân đứng ra đại diện cho người dân xin phép biểu tình sẽ không bị sách nhiễu, trả thù.
Việc người dân thực thi quyền biểu tình và hành vi gây rối trật tự nơi công cộng là khác nhau hoàn toàn về bản chất. Nhưng về hình thức bên ngoài đôi khi có thể gây nhầm lẫn, do đó trong luật phải định nghĩa rõ thế nào là một cuộc biểu tình ôn hòa, bất bạo động và đúng luật. Những hành vi cụ thể nào sẽ bị cấm trong khi biểu tình. Luật qui định thủ tục đăng ký biểu tình phải thật đơn giản.
Khi nhận đơn, cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy biên nhận cho cá nhân hay tổ chức đăng ký. Trên giấy biên nhận phải nêu rõ thời gian trả lời việc đăng ký biểu tình của người dân và nếu quá thời gian luật định mà cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép biểu tình không trả lời thì tức là họ đã mặc nhiên chấp nhận việc biểu tình của người dân và người dân cứ việc thực hiện quyền biểu tình của mình.
Luật phải qui định những hành vi sách nhiễu, cản trở người dân thực hiện quyền biểu tình sẽ bị nghiêm trị. Đó là những vấn đề quan trọng mà tôi thấy cần phải có trong luật biểu tình. Từ nay cho đến khi dự luật biểu tình được đưa ra thảo luận và thông qua tại Quốc hội còn rất dài, và vì vậy tôi mong rằng mọi tầng lớp nhân, mà đặc biệt là giới luật gia, luật sư, những người làm công tác nghiên cứu pháp luật hãy tích cực tham gia trên các diễn đàn khác nhau nhằm đóng góp ý kiến cho việc sọan thảo dự luật biểu tình.
Qua đó chúng ta mong rằng cơ quan soạn thảo luật biểu tình sẽ có cái nhìn khách quan hơn và tôn trọng quyền biểu tình của nhân dân khi họ tiến hành luật hóa quyền biểu tình. Đồng thời các vị đại biểu Quốc hội cũng có những kênh thông tin khác nhau để lắng ý kiến của người dân về dự luật biểu tình. Và ý kiến của nhân dân sẽ được họ đưa ra khi thảo luận về dự luật biểu tình tại Quốc hội.
Do vậy luật biểu tình phải qui định thật rõ ràng chỉ trong trường hợp đặc biệt như đất nước bị thiên tai, dịch bệnh nghiêm trọng hay đang có chiến tranh lúc đó quyền biểu tình mới bị hạn chế, và chỉ được hạn chế trong một thời gian nhất định. Ngoài lý do hạn chế quyền biểu tình do thiên tai, dịch bệnh và chiến tranh thì bất cứ khi nào người dân có nhu cầu thực hiện quyền biểu tình thì chính quyền phải cấp giấy phép cho người dân. Một nguyên tắc quan trọng nữa là phải có những biện pháp đảm bảo rằng những tổ chức, cá nhân đứng ra đại diện cho người dân xin phép biểu tình sẽ không bị sách nhiễu, trả thù.
Việc người dân thực thi quyền biểu tình và hành vi gây rối trật tự nơi công cộng là khác nhau hoàn toàn về bản chất. Nhưng về hình thức bên ngoài đôi khi có thể gây nhầm lẫn, do đó trong luật phải định nghĩa rõ thế nào là một cuộc biểu tình ôn hòa, bất bạo động và đúng luật. Những hành vi cụ thể nào sẽ bị cấm trong khi biểu tình. Luật qui định thủ tục đăng ký biểu tình phải thật đơn giản.
Khi nhận đơn, cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy biên nhận cho cá nhân hay tổ chức đăng ký. Trên giấy biên nhận phải nêu rõ thời gian trả lời việc đăng ký biểu tình của người dân và nếu quá thời gian luật định mà cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép biểu tình không trả lời thì tức là họ đã mặc nhiên chấp nhận việc biểu tình của người dân và người dân cứ việc thực hiện quyền biểu tình của mình.
Luật phải qui định những hành vi sách nhiễu, cản trở người dân thực hiện quyền biểu tình sẽ bị nghiêm trị. Đó là những vấn đề quan trọng mà tôi thấy cần phải có trong luật biểu tình. Từ nay cho đến khi dự luật biểu tình được đưa ra thảo luận và thông qua tại Quốc hội còn rất dài, và vì vậy tôi mong rằng mọi tầng lớp nhân, mà đặc biệt là giới luật gia, luật sư, những người làm công tác nghiên cứu pháp luật hãy tích cực tham gia trên các diễn đàn khác nhau nhằm đóng góp ý kiến cho việc sọan thảo dự luật biểu tình.
Qua đó chúng ta mong rằng cơ quan soạn thảo luật biểu tình sẽ có cái nhìn khách quan hơn và tôn trọng quyền biểu tình của nhân dân khi họ tiến hành luật hóa quyền biểu tình. Đồng thời các vị đại biểu Quốc hội cũng có những kênh thông tin khác nhau để lắng ý kiến của người dân về dự luật biểu tình. Và ý kiến của nhân dân sẽ được họ đưa ra khi thảo luận về dự luật biểu tình tại Quốc hội.
VOA: Một số người lâu nay vẫn than phiền rằng “Việt Nam có một rừng luật, nhưng chuyên áp dụng luật rừng”. Ông nghĩ sao về nhận định này?
LS Nguyễn Văn Ðài: Cố luật sư, tiến sĩ luật Ngô Bá Thành đã phát biểu câu này từ rất lâu rồi, từ khi bà còn là đại biểu quốc hội, là phó chủ nhiệm ủy ban pháp luật của quốc hội, và câu này cũng đã được rất nhiều các luật sư, trí thức và các chính trị gia nhắc lại nhiều lần trên nhiều diễn đàn khác nhau. Và nó cũng đã trở thành câu cửa miệng của người dân mỗi khi họ thấy những hành xử bất công của chính quyền đối với người dân. Và chúng ta nhìn thấy rất rõ ràng trên thực tế khi chính quyền chiếm đoạt quyền sử dụng đất đai của người dân, bắt giữ người biểu tình trái pháp luật, nhân viên công lực vô cớ đánh chết người dân vô tội…
Trong một chế độ xã hội dân chủ, khi mà cả người dân và chính quyền đều tôn trọng và đề cao sự thượng tôn của pháp luật, thì mỗi bộ luật có liên quan đến các quyền con người được làm ra chỉ nhằm mục đích bảo vệ quyền con người, tạo ra hành lang pháp lý và các điều kiện thuận lợi nhất cho người dân tự bảo vệ cũng như thực thi các quyền con người của họ. Lúc đó chỉ cần có luật là đủ, cả người dân và chính quyền đều phải tuân thủ pháp luật. Nhưng trong một chế độ chính trị độc đảng không còn phù hợp hiện nay ở Việt Nam, thì mọi bộ luật được làm ra đều nhằm mục đích bảo vệ và duy trì sự tồn tại cho thể chế chính trị hiện thời.
Nó không nhằm tạo điều kiện thuận lợi cũng như hành lang pháp lý để người dân thực hiện các quyền con người của họ. Cho nên chỉ ban hành luật biểu tình không là chưa đủ, mà còn rất nhiều luật khác liên quan đến các quyền con người về chính trị như quyền hội họp, quyền thông tin, quyền lập hội, lập đảng. Cùng với việc ban hành các luật nói trên thì phải tiến hành dân chủ hóa đất nước nhằm tạo cho tất cả mọi người dân đều thực sự bình đẳng ngang nhau về các quyền chính trị.
Đó là sửa đổi Hiến pháp một cách toàn diện, và bản Hiến pháp sửa đổi phải được thông qua trưng cầu dân ý. Sau đó sửa đổi luật bầu cử và tiến hành bầu cử tự do có sự giám sát của cộng đồng quốc tế. Quan điểm của tôi là luật hóa các quyền con người phải gắn liền với một chế độ xã hội dân chủ thì nó mới hoàn thiện và đảm bảo các quyền con người sẽ được tôn trọng và thực thi trong thực tế.
Trong một chế độ xã hội dân chủ, khi mà cả người dân và chính quyền đều tôn trọng và đề cao sự thượng tôn của pháp luật, thì mỗi bộ luật có liên quan đến các quyền con người được làm ra chỉ nhằm mục đích bảo vệ quyền con người, tạo ra hành lang pháp lý và các điều kiện thuận lợi nhất cho người dân tự bảo vệ cũng như thực thi các quyền con người của họ. Lúc đó chỉ cần có luật là đủ, cả người dân và chính quyền đều phải tuân thủ pháp luật. Nhưng trong một chế độ chính trị độc đảng không còn phù hợp hiện nay ở Việt Nam, thì mọi bộ luật được làm ra đều nhằm mục đích bảo vệ và duy trì sự tồn tại cho thể chế chính trị hiện thời.
Nó không nhằm tạo điều kiện thuận lợi cũng như hành lang pháp lý để người dân thực hiện các quyền con người của họ. Cho nên chỉ ban hành luật biểu tình không là chưa đủ, mà còn rất nhiều luật khác liên quan đến các quyền con người về chính trị như quyền hội họp, quyền thông tin, quyền lập hội, lập đảng. Cùng với việc ban hành các luật nói trên thì phải tiến hành dân chủ hóa đất nước nhằm tạo cho tất cả mọi người dân đều thực sự bình đẳng ngang nhau về các quyền chính trị.
Đó là sửa đổi Hiến pháp một cách toàn diện, và bản Hiến pháp sửa đổi phải được thông qua trưng cầu dân ý. Sau đó sửa đổi luật bầu cử và tiến hành bầu cử tự do có sự giám sát của cộng đồng quốc tế. Quan điểm của tôi là luật hóa các quyền con người phải gắn liền với một chế độ xã hội dân chủ thì nó mới hoàn thiện và đảm bảo các quyền con người sẽ được tôn trọng và thực thi trong thực tế.
VOA: Cám ơn Luật sư đã dành cho VOA cuộc phỏng vấn này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét