Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011

Tin Việt Nam : Đối thoại chiến lược Việt - Trung lần 2 tại Bắc Kinh


Bản tin tổng hợp TGNV ngày 30.8.2011

Tin Việt Nam


Đối thoại chiến lược Việt - Trung lần 2 tại Bắc Kinh
Gia Minh, biên tập viên rfi
2011-08-29
Đối thọai chiến lược quốc phòng Việt Nam- Trung Quốc lần thứ hai bắt đầu hôm nay tại Bắc Kinh , Trung Quốc. 
Source dantri-online 

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam
Họp kín cấp thứ trưởng
Truyền thông trong nước cho biết, đây là cuộc đối thọai cấp thứ trưởng lần thứ hai giữa hai phía. Dẫn đầu đòan Việt Nam lần này là trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam. Phía Trung Quốc là thượng tướng Mã Hiểu Thiên, phó tổng tham mưu trưởng Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc.
Tin cho biết sau cuộc đối thọai chiến lược an ninh- quốc phòng lần thứ hai này, bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt sẽ có cuộc tiếp đòan đại biểu quân sự cấp cao của Việt Nam.
Đây là lần đối thọai thứ hai về chiến lược an ninh- quốc phòng Việt Nam- Trung Quốc. Lần thứ nhất diễn ra hồi năm ngóai tại Hà Nội. 
“Việt Nam và Trung Quốc đang có những vòng đàm phán kín nhằm giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông; tuy nhiên Việt Nam không thành trong việc kéo Trung Quốc vào bàn đàm phán về vấn đề Hòang Sa. 
báo South China Morning PostCũng tương tự những vòng đối thọai giữa các Bộ Quốc phòng cũng như Bộ ngọai giao hai phía liên quan các vấn đề chủ quyền, lãnh thổ, quân sự… đôi bên, nội dung đều không được công khai, như phát biểu của thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, một vị lão thành cách mạng tại Việt Nam sau đây:
Thông báo thì không có rõ ràng gì cả; tôi cũng không có tín hiệu gì hơn nên tôi cho cũng không có kết quả gì đâu.
Bản thân một người như thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cũng tỏ ra không mấy kỳ vọng vào các cuộc đối thọai song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc:
Trung Quốc luôn đòi đối thoại song phương, vì họ yếu thế họ không có gì chứng minh các quần đảo là của họ. Đường lưỡi bò cũng do chính phủ dân quốc của họ lập ra, họ không có tư liệu gì cả cứ liệu lịch sử, cũng như pháp lý. Họ cứ một mực đòi đàm phán song phương, và lúc nào cũng đưa ra một câu ‘các quần đảo Biển Đông và phạm vi biển đông của họ không thể tranh cãi.
Vào ngày 24 tháng 8 vừa qua, tờ South China Morning Post, trụ sở tại Hong Kong, loan tin Việt Nam và Trung Quốc đang có những vòng đàm phán kín nhằm giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông; tuy nhiên Việt Nam không thành trong việc kéo Trung Quốc vào bàn đàm phán về vấn đề Hòang Sa. 
------------------------
Viettin: Khi đã tình nguyện làm đầy tớ cho Bắc Kinh, lấy thân phận gì để đối thoại? "Đối thoại" hay đến để nghe "Thiên Triều" ban lệnh, rồi lại về quảng bá: "16 chữ vàng, 4 tốt"?


Với Trung Quốc, CSVN luôn ngoan ngoãn đóng vai đầy tớ:
Chỗ dựa của sự thiếu thiện chí
Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau vừa cho biết đại diện nhà thầu Trung Quốc, ông Nie Ning Xin, Giám đốc dự án Nhà máy Đạm Cà Mau, đề nghị cho gia hạn hai tháng để hoàn thành thủ tục xin cấp phép lao động (!?).
Theo nguồn tin chính thức, trong số lao động Trung Quốc hiện có mặt tại Nhà máy Đạm Cà Mau có 600 người chưa được cấp phép, trong đó khá đông là lao động phổ thông buộc phải về nước vào ngày 31-8. Thậm chí đến cuối tuần rồi, hết thời hạn do chính quyền tỉnh Cà Mau cho thêm để nhà thầu Trung Quốc làm giấy bảo lãnh (trước khi làm thủ tục xin phép cho lao động), Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau cũng vẫn chưa nhận được giấy bảo lãnh này. 
Nói về việc này, cán bộ quản lý lao động ở địa phương cho rằng thái độ bất chấp pháp luật Việt Nam thể hiện sự thiếu thiện chí của nhà thầu Trung Quốc. Thế nhưng người quan sát lại nói thái độ ấy không thể có nếu không ỷ thế vào các cơ quan chức năng Việt Nam. 
Thứ nhất là chủ đầu tư PVN, không chỉ là những sơ hở về pháp luật lao động khi ký kết hợp đồng mà còn là thái độ “lơ lửng” khi việc sử dụng lao động nước ngoài trái phép đã bị công luận phát giác. Đáng chú ý là tại cuộc gặp báo chí mới đây, Phó Tổng Giám đốc PVN Lê Minh Hồng tiết lộ ngày 27-11 sắp tới, đúng dịp kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống của ngành, nhà máy sẽ cho ra đời sản phẩm đầu tiên. Người ta hiểu thời điểm đó đồng nghĩa với việc kết thúc xây lắp và các công nhân Trung Quốc (cả có và không phép) sẽ về nước. Do đó, đề xuất “xin gia hạn hai tháng” mà nhà thầu Trung Quốc vừa đưa ra thực chất là… trốn phép, trong đó chuyện nghi ngờ PVN “bật đèn xanh” đứng sau không thể không đặt ra! 
Thứ hai là cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Theo quy định, nếu công dân Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam bằng giấy thông hành (hoặc hộ chiếu phổ thông) theo visa du lịch thì thời gian lưu trú tối đa là một tháng, trường hợp khác tối đa ba tháng. Còn nếu khai báo sang lao động thì bắt buộc phải xin phép. Thế nhưng suốt thời gian dài, cơ quan này không phát hiện ra và đến khi báo chí đã nêu rõ ràng từng trường hợp cũng không thấy cơ quan này lên tiếng về phạm vi quản lý của mình. 
Thứ ba là cơ quan quản lý lao động với bộ máy chặt chẽ từ trung ương xuống cơ sở, vừa có bộ phận cấp phép, vừa có bộ phận thanh tra, lại luôn được dư luận báo chí “lưu ý” về lao động phổ thông nước ngoài suốt hai năm nay, song ngành này cũng lại phải “nhờ” báo chí phát hiện và thúc đẩy xử lý sự việc!? 
Có lẽ vì thế nhà thầu mới “không thiện chí”. 
PHAN MAI


Siết vốn ngoại tệ từ ngân hàng
Cập nhật: 29-08-2011 10:28 
Quyết định tăng 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ được Ngân hàng Nhà nước công bố sáng nay và sẽ áp dụng từ kỳ dự trữ tháng 9, sau thời gian tín dụng ngoại tệ tăng trưởng đột biến.
Tăng trưởng tín dụng ngoại tệ 7 tháng đầu năm cao gấp nhiều lần so với tín dụng nội tệ do doanh nghiệp thích vay đôla khi lãi suất ở mức thấp. Ảnh: Hoàng Hà 

Theo Quyết định số 1925 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký ban hành hôm 26/8 và công bố sáng nay, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng ngoại tệ áp dụng đối với các ngân hàng thương mại Nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam), ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 8% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc. Riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Quỹ tín dụng nhân dân trung ương, ngân hàng hợp tác là 7% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc, 
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên cũng tăng 1% lên 6% đối với các ngân hàng thuộc nhóm một và 5% đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Quỹ tín dụng nhân dân trung ương, ngân hàng hợp tác là 5% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc. 
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng 9. 
Ngân hàng Nhà nước cho biết trong gần 8 tháng đầu năm, thanh khoản bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng được đảm bảo, nhưng tín dụng bằng ngoại tệ tăng ở mức khá cao. Quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngoại tệ được cơ quan này kỳ vọng sẽ hạn chế đà tăng nóng này và tạo điều kiện ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối. 
6 tháng đầu năm, lượng vốn ngoại tệ cho vay với nền kinh tế tăng 22,21%, gấp hơn 3 lần tốc độ tăng tín dụng nội tệ (chỉ tăng 7,05% trong thời gian này). Bình quân lãi suất cho vay nội tệ thời gian này là 18,74% một năm trong khi bình quân lãi suất cho vay ngoại tệ chỉ là 6,4%. 
Tình hình vẫn tiếp diễn trong 2 tháng 7 và 8, khi khoảng vênh lãi suất chưa được thu hẹp và tỷ giá không biến động. Tuần giữa tháng 8, lãi suất cho vay VND thấp nhất là 16,5% nhưng cao nhất cũng tới 25%. Trong khi lãi suất cho vay USD phổ biến 6-8% một năm. 
Dự báo những tháng cuối năm các doanh nghiệp sẽ cân nhắc hơn khi vay đôla, bởi lãi suất có thể tăng cao sau quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ giá cũng bắt đầu phát tín hiệu căng thẳng. Cuối tuần qua, tỷ giá trên thị trường tự do đã vượt 21.000 đồng, trong ngân hàng cũng tái diễn tình trạng mua bán vượt trần quy định. 
Ngân hàng Nhà nước cũng đang nỗ lực giảm dần lãi suất nội tệ, bằng các gói giải pháp như duy trì trần lãi suất huy động nội tệ 14% một năm, nới các quy định về an toàn sử dụng vốn... 
Song Linh


Các khu kinh tế ven biển vẫn èo uột
Cập nhật: 29-08-2011 17:04 
18 khu kinh tế ven biển Việt Nam chiếm hơn 730.000 ha mặt đất, mặt nước, song dự án lấp đầy chỉ đạt chỉ dưới 10%. Sau 9 năm hình thành, các khu kinh tế ven biển phát triển quá chậm so với lợi thế, tiềm năng sẵn có.

Số liệu Bộ Kế hoạch đầu tư công bố cuối tuần qua tại hội thảo Cơ chế, chính sách phát triển các khu kinh tế ven biển Việt Nam diễn ra ở Quảng Nam, cho thấy sau 9 năm xây dựng và phát triển, hiện cả nước có 18 khu kinh tế ven biển. Trong đó 15 khu kinh tế đã và đang xây dựng, 3 chuẩn bị triển khai. 
Các khu kinh tế này đã thu hút được khoảng 130 dự án FDI với tổng vốn đầu tư hơn 25 tỷ USD; chừng 650 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn đầu tư gần 537 nghìn tỷ đồng. 
Các chuyên gia kinh tế đánh giá, chỉ có Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) với "trái tim" là nhà máy lọc dầu Dung Quất, thể hiện rõ vai trò động lực phát triển, tạo sức lan tỏa thu hút đầu tư cho cả khu vực. Các khu kinh tế còn lại ì ạch, diện tích đất còn trống trơn, khá nhiều dự án treo. 
Nhiều dự án quy mô lớn ở các khu kinh tế ven biển Việt Nam triển khai chậm do gặp khó khăn về tài chính, vướng mắc đền bù giải tỏa. Ảnh: Trí Tín 
Tuy vậy Khu kinh tế Dung Quất cũng đang rơi vào tình trạng phát triển chững lại, loay hoay chưa tìm được hướng đi mới. Ông Lê Văn Dũng, Phó trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất cho biết: "Suốt 2 năm qua, Dung Quất đã bộc lộ dấu hiệu phát triển chững lại, nhiều dự án quy mô lớn hàng trăm triệu USD phải đình hoãn kéo dài do gặp khó khăn về tài chính, vướng mắc trong đền bù giải tỏa". 
Chẳng hạn dự án kho ngầm xăng dầu đã được cấp phép từ năm ngoái có vốn hơn 340 triệu USD đến nay vẫn chưa triển khai. Dự án luyện thép Quảng Liên vốn 4,7 tỷ USD kéo dài nhiều năm do khó khăn về tài chính, vướng đền bù giải tỏa... Đến nay, Khu kinh tế Dung Quất thu hút 112 dự án với tổng vốn đăng ký là 8,3 tỷ USD, thế nhưng vốn thực hiện mới đạt 4,9 tỷ USD. 
Trong khi đó, một số khu kinh tế ven biển khác như: Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam), Nghi Sơn (Thanh Hóa), Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) mặc dù cấp phép nhiều dự án lớn có vốn từ hàng trăm đến vài tỷ USD, nhưng hiện vẫn chưa thể triển khai. Ngay cả khu kinh tế biển đầu tiên của cả nước là Khu kinh tế mở Chu Lai xây dựng từ năm 2003 nhưng đến nay mới thu hút được 66 dự án, tổng vốn đăng ký khoảng 1,7 tỷ USD. Trong đó chỉ có 45 dự án (vốn 600 triệu USD) hoạt động, chủ yếu là từ doanh nghiệp đầu tư trong nước. 
Dự án thép Quảng Liên chiếm hàng trăm ha đất ở Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) do khó khăn về tài chính, vướng mắc đền bù giải tỏa nên triển khai kéo dài nhiều năm qua. Ảnh: Trí Tín 
Trước vấn đề này, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, Tiến sĩ Trần Đình Thiên lo ngại: " Các khu kinh tế ven biển ra đời ồ ạt trong những năm qua đã tạo ra sự dàn trải đầu tư, phân tán nguồn lực và gây ra tình trạng cạnh tranh giành vốn quyết liệt giữa các địa phương". Ông cho rằng vấn đề cấp bách hiện nay là xác định lại quan điểm phát triển, nhất là vai trò và quy mô phát triển khu kinh tế biển. 
Còn ông Vũ Đại Thắng, Vụ trưởng Vụ Quản lý các Khu kinh tế thì nêu quan điểm: "Việc quy hoạch, thành lập một số khu kinh tế chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển, còn mang tính cục bộ, chưa được xem xét một cách tổng thể hài hòa lợi ích quốc gia". Nghịch lý là trong số các khu kinh tế đã được phê duyệt, có cả một số khu kinh tế không đáp ứng được ba tiêu chí cơ bản để phát triển hiệu quả gồm: Có dự án động lực, cảng biển nước sâu và sân bay. 
Để chấn chỉnh tình trạng này, các chuyên gia kinh tế đề xuất nhà nước cần có cơ chế, chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng, áp dụng "mô hình chính quyền" quản lý khu kinh tế (tránh đa ngành, đa cấp như hiện nay). Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách đầu tư cơ sở hạ tầng khu kinh tế, chăm lo an sinh xã hội cho người dân vùng tái định cư. Đặc biệt là tạo quỹ "đất sạch" tránh gây nhiều phiền hà trong khâu đền bù, giải tỏa cho nhà đầu tư. 
Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư cũng đang xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể để có cơ sở rà soát lại các khu kinh tế biển. Xác định lại mục tiêu, mục đích của các khu kinh tế; từ đó xây dựng chiến lược phát triển cho từng khu kinh tế. Một số khu kinh tế biển có khả năng tạo đột phá sẽ được tập trung đầu tư, còn nơi nào phát triển kém, ì ạch có thể bị đề xuất rút giấy phép. 
Trí Tín
----------------------------
Viettin: Kết quả của một dự án ròng rã gần 10 năm là... một bãi đất trống. Đây là tình trạng chung trên toàn quốc. Ở đâu cũng vậy, dự án nào cũng hoàng tráng ở khâu bôi trơn để chiếm dự án, và báo cáo hay để đạt thành tích . Nhà đầu tư chết. Dân chết. Chỉ có các quan tham là đầy túi tiền bôi trơn. Sắp tới đây sẽ "thu hồi dự án" để mở đợt kêu gọi đầu tư mới. Vòng tham cứ thế xoay để tàn phá đất nước.


Con giun xéo lắm cũng oằn
Nhân sỹ chỉ trích báo chí Việt Nam
Cập nhật: 11:28 GMT - thứ hai, 29 tháng 8, 2011 
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh

Một số nhân sỹ, trí thức cáo buộc báo chí gần đây đăng nhiều nội dung "xuyên tạc, vu khống, xúc phạm đến công dân". 
Nhóm nhân sỹ trí thức vừa gửi thư lên ông Lê Quang Lợi, giám đốc đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội, để bày tỏ thái độ và yêu cầu xin lỗi sau khi đài này có tường thuật gọi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc mới đây là bất hợp pháp và do “những phần tử phản động” tổ chức. 
Lá thư này được ký tên bởi những cái tên không mấy xa lạ như Nhà văn Nguyên Ngọc, TS Nguyễn Quang A, GS Nguyễn Huệ Chi... hôm 26/8. 
Ngoài những phỏng vấn mang tính chỉ trích được đài này dẫn lời từ một vài người dân Hà Nội, lời bình trong phóng sự dài hơn sáu phút của Đài truyền hình HTV1 nói: “Là những người con của Hà nội đã từng cầm súng ra trận bảo vệ tổ quốc các cựu chiến binh như ông Khoa ông Thành vô cùng bức xúc trước những hành động tự phát của một số kẻ xấu đã chà đạp lên tình cảm yêu nước chân chính của người dân Thủ đô” 
Bên cạnh đó, còn một bài báo với tựa đề “Chấm dứt mọi hoạt động tụ tập, biểu tình tự phát” của An ninh Thủ đô hôm Chủ Nhật, 28/8, với nội dung lần nữa khẳng định biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội là bất hợp pháp. 
Bài báo có đoạn: “Bên cạnh sự đồng thuận của tuyệt đại đa số người dân với yêu cầu chấm dứt mọi hoạt động tụ tập, biểu tình tự phát, cũng có một vài ý kiến phân vân về tính hợp pháp và động cơ của các cuộc tụ tập. Loạt bài viết trên Báo An ninh Thủ đô trong tuần qua đã phân tích chi tiết, cụ thể về vấn đề này, khẳng định tính bất hợp pháp và động cơ xấu của các cuộc tụ tập và những kẻ tổ chức kích động các cuộc tụ tập đó.”
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, người đóng vai trò quan sát trong bối cảnh ở Hà Nội, cho biết: “Bản thân tính hợp pháp và bất hợp pháp của biểu tình hiện nay chưa được xác định rõ, vì vậy cho nên những bài báo này có tính vũ đoán. Trong đó, có một số bài đã nặng lời đả kích, thóa mạ, xúc phạm những người đi biểu tình.” 
'Chia rẽ dân tộc'
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói với BBC về nội dung trong phóng sự chiều ngày 22/8 trên đài truyền hình Hà Nội rằng: 
“Theo tôi, đây là việc rất nguy hiểm vì đây là sự chia rẽ trong hàng ngũ nhân dân. Những người đi biểu tình là biểu tình chống Trung Quốc xâm lược và vi phạm quyền và lợi ích của Việt Nam chứ không phải họ có thù địch gì với Trung Quốc.” 
Tiến sỹ cũng cho biết những người đi biểu tình đã có cuộc hẹn gặp mặt để trao đổi và làm rõ vụ việc này vào lúc 3:30pm ngày 30/8. 
Ông cũng nói thêm nếu như cuộc gặp này ‘không thỏa đáng’ thì theo luật báo chí, họ sẽ đâm đơn kiện đài truyền hình Hà Nội vì xúc phạm và phỉ báng danh dự. 
“Những cơ quan báo chí hay những ai có lời lẽ xúc phạm thì phải chịu trách nhiệm.” 
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh cho biết vấn đề còn tồn đọng trong cuộc gặp này là tính pháp lý của thông báo cấm biểu tình được UBND TP Hà Nội. Ông nói có lẽ vấn đề này nên chăng cần được tiếp tục trao đổi giữa những người biểu tình và các nhà chức trách. 
“Trong khi mà có sự trao đổi như vậy, phía những người biểu tình đã bày tỏ thiện chí; tức là họ tạm thời không biểu tình nữa” 
Được biết, hai bên vẫn chưa thống nhất hoàn toàn về mặt nhận thức khi xét đến tính pháp lý của thông báo này
--------------------
Viettin: Sự im lặng cúi đầu cam chịu của quần chúng trong nhiều năm qua, đã mặc nhiên "công nhận" những việc làm của Đảng và Nhà Nước là "đúng", để rồi từ đó, các Quan chức của Đảng tự cho mình là "hay", kéo theo một số người thiển cận về hùa, luôn coi những lệnh của Đảng ban ra là "Thánh Chỉ", và không ngần ngại chụp lên đầu những ai "đi ngược" lại Thánh Chỉ, là phản động.
Nhưng ... khi quần chúng lên tiếng phản đối, "bắt" các Quan chức Đảng phải "đọc lại" những gì đã viết, phải "nhìn lại" những gì đã làm, họ mới té ngửa khi biết rằng, tất cả mọi thứ ... đều không giống ai. Thậm chí, không dám nhận mình là tác giả của "Thánh Chỉ" đó, hay "chiến dịch" đó . 
Không lẽ các Quan Chức của UBNDTP Hà Nội cũng biết xấu hổ về những cái dốt của mình ?
nguon thegioinguoiviet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét