Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011

Wikileaks: Giáo dục Mỹ ở Việt Nam


Wikileaks: Giáo dục Mỹ ở Việt Nam

Việc cổ vũ cho các chuẩn mực giáo dục Mỹ ở đại học Việt Nam được xem là giúp gây ảnh hưởng đến thế hệ lãnh đạo Việt Nam tương lai, theo lời của những nhà ngoại giao Mỹ ở Việt Nam.


Đây là một phần Bấm nội dung trong bức điện, bị tiết lộ qua Wikileaks, chuẩn bị cho chuyến thăm Hà Nội hồi tháng Tư năm 2010 của Tiến sĩ Kerri-Ann Jones, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề Đại dương, Khoa học và Môi trường quốc tế.

Mỗi khi có một quan chức từ Washington đến thăm Việt Nam, sứ quán Mỹ tại Hà Nội đều gửi về điện thư đánh giá tình hình Việt Nam với mục đích chuẩn bị kiến thức cho phái đoàn sắp sang.
Bức điện gửi Tiến sĩ Kerri-Ann Jones ngày 24/02/2010 là bức thư gần nhất mang nội dung này, trong số các điện thư vừa được Wikileaks công bố trong tuần.

Trong thư, người khi đó là đại sứ tại Hà Nội, ông Michael Michalak (nhiệm kỳ 2007 - 2011), nhận định giáo dục "tiếp tục là vấn đề quan trọng trong mối quan hệ".

Ông nói sứ quán "tích cực" tìm cách thúc đẩy việc áp dụng các chuẩn mực giáo dục Hoa Kỳ trong các trường đại học Việt Nam để "gây ảnh hưởng đến thế hệ lãnh đạo kế tiếp, gia tăng số lượng người tốt nghiệp có kỹ năng cần thiết để làm cho công ty Mỹ ở Việt Nam, và giúp Bộ Giáo dục - Đào tạo hiện đại hóa hệ thống bị nhiều người xem là hệ thống giáo dục đổ vỡ".

Trong bức điện, đại sứ cho biết Quỹ Giáo dục Việt Nam (Vietnam Education Foundation, VEF) đến năm 2010 đã đưa 306 người sang học ở 70 trường của Mỹ, đa số là học tiến sĩ khoa học.

Ông cho biết một bộ quy định pháp chế liên quan VEF lúc đó đang chờ Quốc hội Mỹ xem xét mà nếu được thông qua sẽ cho phép VEF tiếp nhận cả những người Việt muốn theo học ngành khoa học xã hội.

Vấn đề Trung Quốc

Bức điện nói sự nghi ngờ Trung Quốc tại Việt Nam "hằn sâu", nhưng Hà Nội cũng thực tế nhìn vào sự bất cân đối quyền lực và không muốn gây thù địch với Trung Quốc.
"Hà Nội cũng không mắc ảo tưởng rằng họ có thể 'cân bằng' Trung Quốc với từng cá nhân Hoa Kỳ, Nga hay Nhật Bản."
Trích điện thư

"Hà Nội cũng không mắc ảo tưởng rằng họ có thể 'cân bằng' Trung Quốc với từng cá nhân Hoa Kỳ, Nga hay Nhật Bản."

"Ở trong nước, Đảng cũng không chấp nhận cách tiếp cận mang tính đối đầu hơn với Trung Quốc: khi đã được bùng ra, tình cảm dân tộc chủ nghĩa, dù ban đầu nhắm tới Trung Quốc, có thể dễ dàng quay sang Đảng."

Theo đại sứ Michalak, Việt Nam muốn có quan hệ "ấm áp và ổn định" với Trung Quốc, đồng thời "thận trọng" tìm kiếm nhiều tình bạn song phương.

Lá thư nói quan hệ song phương với Việt Nam có thể xem là đang ở mức phong phú nhất kể từ khi hai nước lập lại quan hệ năm 1995, phần lớn là nhờ hai nước nhìn thấy giá trị chiến lược trong việc mở rộng quan hệ đối tác.

"Những người bảo thủ quyền uy trong Đảng Cộng sản và ngành an ninh, gồm cả quân đội, vẫn lo ngại về ý định của Mỹ, nhưng ảnh hưởng của họ sẽ phai nhạt theo thời gian khi dân số trẻ của đất nước ngày càng hướng về phương Tây."

Đại sứ Michalak nói Việt Nam đã có nhiều tiến bộ về tự do tôn giáo nhưng quyền chính trị và tự do báo chí đã xấu đi khi Đảng Cộng sản gia tăng đàn áp trước thềm Đại hội Đảng tháng Giêng 2011.

Chất độc da cam

Theo đại sứ Mỹ, "những nghiên cứu môi trường gần đây cho thấy việc nhiễm dioxin tập trung ở khoảng 20 'điểm nóng', phần lớn nằm trong những khu vực từng là sân bay Mỹ, nơi lưu trữ, chuyên chở và vận chuyển chất da cam".

Trong khi Việt Nam vẫn nói dioxin có vai trò dẫn đến gần ba triệu người tàn tật, nhưng đại sứ Mỹ viết rằng "chúng tôi không tin con số này có thể được hỗ trợ bởi số liệu và phân tích vững chắc về khoa học".

Nhưng đại sứ Mỹ cho rằng sự tham gia của Mỹ trong vấn đề này "đã đạt được nhiều, cả trong việc chuyển hóa giọng điệu cuộc đối thoại, xây dựng khả năng giải quyết vấn đề môi trường và giúp đỡ người tàn tật".

Theo bức điện, khoảng 75% viện trợ phát triển mà Mỹ dành cho Việt Nam liên quan các vấn đề sức khỏe, như HIV/AIDS, dịch cúm...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét