Những gói thầu bán nước
Đại Nghĩa – Sưu tầm Hiện nay dư luận của người dân trong nước đang bàn tán nhiều về việc nhà cầm quyền CSVN đang trao những gói thầu“ béo bở” cho những nhà thầu Trung cộng mà ngược lại đầy“ bất trắc” cho Tổ quốc Việt nam.
Những gói thầu này đầy ám muội của những kẻ trao và đầy quỷ quyệt của những kẻ nhận. Đã có biết bao chuyên gia, biết bao trí thức lên tiếng phân tách những tác hại khôn lường của việc giao những gói thầu xây dựng công trình
“ nhạy cảm” cho nhà thầu Trung cộng. Với con số 90% gói thầu mà Trung cộng thực hiện đã nói lên một nguy cơ mất nước nhẹ nhàng đang chực chờ trong các gói thầu bán nước này.
“ Thông tin trên chuyên trang diễn đàn doanh nghiệp VNR500 của báo điện tử Vietnamnet nói tuy lượng đầu tư trực tiếp FDI của Trung quốc vào Việt Nam trong 20 năm qua chỉ tương đương 1,5% tổng vốn FDI, nhưng “tới 90% các công trình điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất…của Việt Nam đều do Trung quốc đảm nhiệm ” với tư cách tổng thầu EPC…
“ Thông tin nói trên tuy không hẳn mới, nhưng nó một lần nữa cho thấy đang có quan ngại trước sự hiện diện ồ ạt các công ty Trung quốc trong các lãnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, khai khoáng, năng lượng…thuộc loại tối quan hệ của quốc gia”. (BBC online ngày 2-8-2010)
Bọn CSVN đang mê say với những món tiền lót tay béo bở của những dự án giao cho thầu Trung cộng thực hiện mà không nghĩ đến hậu quả nghiêm trọng của sự tham lam này, vì những khoản tiền lót tay này không phải nhỏ, vì thế cho nên chúng phải: hy sinh đời bố củng cố đời con.
“ Tại hội thảo người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam diễn ra ngày 6-8, bà Phạm thị Loan,Ủy viên Ủy ban tài chính và ngân sách quốc gia đưa ra con số khiến nhiều người giật mình. Theo bà Loan hiện có tới 90% các dự án tổng thầu EPC (tư vấn, thiết kế – cung cấp thiết bị – xây lắp, vận hành; hay nói cách khác là thực hiện dự án theo phương thức chìa khóa trao tay) của Việt Nam do nhà thầu Trung quốc đảm nhiệm, trong đó chủ yếu là dầu khí, hóa chất, điện, dệt kim.
“ Có tới 30 doanh nghiệp Trung quốc đang thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia. Xét về điện, đã có nhiều dự án tỷ USD rơi vào ty nhà thầu Trung quốc. Tiêu biểu phải kể đến dự án điện Quảng Ninh 1, 2 với gía trị 400 triệu USD, điện Mỹ Tân 2 với số vốn 1,3 USD, điện Duyên Hải 1 là 4,4 tỷ USD…
“ Ví dụ như trong lĩnh vực điện năng, ông Thành (Bùi Kiến Thành) minh họa, ngoại trừ những trường hợp chỉ định thầu, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ còn khả năng làm thầu phụ. Thậm chí nếu các đơn vị Trung quốc trúng thầu, doanh nghiệp Việt Nam khó có khả năng làm thầu phụ, vì nhà thầu nước bạn đã cung ứng hầu như tất cả vật tư, kể cả bù-lông, ốc vít và lao dộng phổ thông”.(VNEXPRESS online ngày 7-8-2010)
Theo như bà Loan nói thì các dự án Trung cộng trúng thầu lên đến tiền tỷ USD và theo“ thông lệ” thì tiền“ lót tay” hay còn gọi là“ lợi quả” hoặc“ hoa hồng” từ 10 đến 15% như vụ PCI của Huỳnh Ngọc Sĩ qua các dự án đường Đông Tây hoặc vụ Securency in tiền polymer của đại tá công anLương Ngọc Anh hay Lê Đức Thuí, cựu thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam, ông này mới vừa hạ cánh an toàn(?) Với những gói thầu bạc tỷ USD ấy thử nghĩ chỉ cần nhận“lót tay 10%” thôi thì cũng đã kếch xù không chỗ cất, có chăng là chỉ còn gửi ở nước ngoài.
Tiền“ lót tay” thì thầy bỏ túi, còn chất lượng dự án thì có“ nhà nước no”. Ông Tạ văn Hưởng, Vụ trưởng Vụ năng lượng, bộ Công Thương trả lời câu hỏi của Pv Phạm Huyền báo VietNamnet: -“ Trong chuyện chậm tiến độ nhà máy như ở Hải Phòng, Quảng Ninh, ông có đánh gía gì về việc nhà máy hỏng liên miên?”, ông Hưởng khẳng định:
“ Đó là câu chuyện muôn thuở của Việt nam. Đó là việc chúng ta chấp nhận tất cả máy móc, thiết bị công nghệ của Trung quốc. Chúng ta đều biết rằng, cái ưu điểm của nhà thầu nước này là đưa gía cả rất hấp dẫn, rẽ, phù hợp với Việt nam, nhưng cái dở nhất là chất lượng công nghệ, thiết bị không thể bằng các nước G7”. (VNR500 online ngày 13-8-2010)
Theo phóng viên Nam Nguyên đài RFA thì bộ Kế hoạch Đầu tư đang chuẩn bị báo cáo TBT Nông Đức Mạnh và TT Nguyễn Tấn Dũng về hệ luỵ chọn nhà thầu gía rẽ mà báo chí phản ảnh:
“ Hệ quả của tình trạng này là lợi bất cập hại vì phẩm chất công trình thường thấp, thời gian thi công kéo dài, đó là chưa nói đến sự kiện nhà thầu, đội ngũ chuyên viên công nhân xây dựng Việt Nam trở thành những người đứng bên lề các đại công trường của đất nước mình.
“ Ông Vũ Khoa, Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam phát biểu trên Thanh Niên Online, Hiệp hội đã cảnh báo từ những năm 1994,1995 về nguy cơ lớn của đấu thầu gía thấp là phá sản dự án, vỡ tiến độ. Tuy nhiên những khuyến cáo về vấn đề này không được chú ý”.(Bauxite VietNam online ngày 8-9-2010)
Nhờ gía rẻ nên phần lớn các dự án Trung cộng trúng thầu mặc dù chủ đầu tư thừa nhận chất lượng các thiết bị“ Made in China” có chất lượng thấp. Trong khi nhiều công trình sau khi trúng thầu, nhà thầu Trung cộng thi công chậm, dẫn tới bị đội vốn. Nhà báo Phạm Tuyên đã chua chát viết bài“ Chủ đầu tư nhiều dự án nhiệt điện: Ăn ‘ quả đắng’ nhà thầu Trung quốc” đăng trên báo Tiền Phong Online ngày 24-9-2010:
“ Việc các nhà thầu Trung quốc chiếm tuyệt đại đa số trong các dự án điện của TKV, theo lý giải của Tổng công ty Điện lực TKV, một phần do cơ chế tài trợ vốn cho dự án chỉ giới hạn việc đấu thầu giữa các nhà thầu Trung quốc. Điều này thể hiện rõ ở dự án điện Cao Ngạn khi chỉ có 4 nhà thầu Trung quốc tham gia đấu thầu và HPE trúng thầu…
“ Việc hiện 90% dự án nhiệt điện hiện nay đều do Trung quốc thắng thầu sẽ dẫn tới sự phụ thuộc, có nguy cơ mất an ninh năng lượng khi có sự cố xảy ra, Vì khi đó chúng ta có cái gì làm đối trọng. Đây là điều đáng nghĩ”.- Giáo sư Bùi Huy Hùng, Viện Khoa học Năng lượng…
“ Một số thiết bị phụ tùng của Trung quốc như bơm, quạt, hệ thống vận chuyễn than, đá vôi…trong quá trình vận hành thử bộc lộ những khuyết điểm dẫn đến thời gian chạy thử, chạy tin cậy bị kéo dài, chậm tiến độ của hợp đồng”. (Tiền Phong online ngày 24-9-2010)
Ông Nguyễn Trung, nguyên Đại sứ của CSVN ở Thái Lan đã nói lên sự bức xúc của mình trong bài“ Tư duy và chiến lược Đà điểu”, ông viết như sau:
“ Ngoài những vấn đề kinh tế trên đây, 20 năm bắt tay với Trung quốc để xây dựng XHCN đã đưa Viêt nam vào một vũng lầy khác. Đó là chuyện các công ty Trung quốc luôn trúng thầu những công trình có gía trị hàng trăm triệu đô la trở lên. Điều oái oăm ở đây là không phải vì các công ty Trung quốc trúng thầu bởi sự minh bạch, chất lượng tốt, hay đảm bảo tiến độ công trình. Các công ty Trung quốc trúng thầu bởi vì là các công ty này đến từ Trung quốc!!!…
“ Trung quốc luôn trúng thầu dù các nhà thầu Trung quốc luôn chậm trể tiến độ như nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, các công trình bauxite ở Tây Nguyên? Xin thưa rằng, các công ty Trung quốc luôn thắng thầu bởi“ sự ưu ái kỳ lạ” của những người có thẩm quyền từ phía Việt nam mà gói thầu“ thuỷ điện Dăkđrinh” là một ví dụ minh chứng…
Có thể nói những gói thầu EPC là những con gà mái đẻ trứng vàng đối với Trung quốc. Các công ty Trung quốc sẽ đem qua Việt nam những vật liệu, linh kiện từ A đến Z để phục vụ công việc xây dựng những công trình này…những nhà máy này sau khi trao tay và chạy thử trong một thời gian ngắn nào đó thì họ (các công ty Trung quốc) sẽ không chịu trách nhiệm nếu có hư hỏng.
“ Tuy nhiên, sự việc không dừng tại đây. Vì các công ty Trung quốc không chỉ đem theo máy móc và ốc vít han gỉ rẻ tiền để xây dựng các nhà máy cho Việt Nam mà còn đem theo hàng chục ngàn công nhân người Trung quốc để làm công việc trong các công trình mà họ trúng thầu”.(Dân Luận online ngày 9-7-2011)
Theo giáo sư sử học Hà Văn Thịnh thì mỗi năm Trung quốc phải nhập khẩu 40% lượng dầu tiêu thụ, ấy thế mà Việt Nam lại đi mua dầu của Trung quốc là nghĩa làm sao? tại sao không mua dầu từ nước xuất khẩu mà lại đi mua lại dầu của nước nhập khẩu? Ông Thịnh đã cho rằng Việt Nam đã mắc 3 cái ngu rất lớn đã “ trao duyên cho tướng cướp”. Thật vậy, điện là thần kinh; xăng dầu là máu huyết, là sự sống mà đem trao cho kẻ cướp thì còn lại chỉ là“ vỏ ốc không hồn”, ông Thịnh viết:
“ Tôi không thể dùng từ nào hơn khi nghe tin Petrolimex đang dự định ký hợp đồng với PtroChina để lắp đặt đường ống dẫn dầu Từ Quảng Tây sang Quảng Ninh dài 200 km để mỗi năm“được” mua từ Trung quốc khoảng trên dưới 3 triệu tấn dầu!…
“ Chẳng hiểu mai này, khi trái nắng trở trời (thường xuyên), như Tố Hữu đã từng nói một cách đau đớn: Nghĩa tình e sớm nắng chiều mưa/Chợ trời thật gỉa đâu chân lý/Hàng hóa lương tâm vẫn thiếu thừa, thì ta chạy ở đâu để cứu vãn sự khủng hoảng của nền kinh tế, sự sụp đổ chắc chắn vì thiếu“máu”?
“ Chao ôi là buồn khi vận mệnh quốc gia, tương lai xã tắc được bỏ (bị cướp đoạt) vào tayPetrolimex và những người cùng phe phái chụp giựt của cải của đất nước theo cái“ lý lẽ”ngu hết biết: Cứ làm giàu cho gia đình con cái đi, cứ thế gửi tiền ra nước ngoài, có việc gì thì…chạy! Còn đất nước Việt Nam đói khổ, nghèo hèn ra sao kệ xác cho lũ dân ngu khu đen lãnh đủ?”(Bauxite VietNam online ngày 13-7-2011)
Hậu quả của những nhà thầu Trung cộng đem công nhân từ Trung quốc sang gây nhiều tác hại nghiêm trọng khiến dân ta mất công ăn việc làm trong nước
phải đi làm lao động nô lệ ở xứ người thiệt hại chẳng những về mặt kinh tế mà còn cả về an ninh quốc phòng và xã hội nữa.
“ Từ khi mở công trường, xung quanh nhà máy xi măng Nghi Sơn mọc lên đủ loại dịch vụ nhà nghỉ, quán café, caraoke, dịch vụ điện thoại…chủ yếu để phục vụ cho lao động và các chuyên gia người Trung quốc…
“ Việc công nhân Trung quốc nhậu say, đập phá hàng quán ở khu dân cư sát nhà máy xi măng Nghi Sơn cũng không phải là chuyện hiếm. Bà Hiệp, một chủ quán ở gần đó cho biết:“ Thời gian này còn đỡ, chứ trước đây lao động Trung quốc vào ăn nhậu say không trả tiền rồi đập phá dọa nạt chủ quán xảy ra thường xuyên. Thậm chí, tối đến con gái trong làng còn không dám ra đường vì sợ lao động Trung quốc say xỉn đuổi bắt dọa nạt…”(VietNamnet online ngày 22-6-2009)
Tại Hải Phòng, Quảng Ninh, hai nơi nầy nhà thầu xây dựng của Trung cộng có hàng ngàn công nhân thì những“ Phố Tàu” cũng xuất hiện làm đảo lộn cuộc sống của người địa phương. Có ai bảo đảm rằng những người nhân công Trung cộng này là những người công nhân bình thường mà không phải là những tên gián điệp trá hình hoặc là những tên đặc công mai phục sẵn trong cả nước từ Bắc chí Nam có trên 5 sư đoàn, ngoài ra họ còn tạo cho xã hội một sự rối loạn thường xuyên.
“ Không phải ngẩu nhiên mà người dân xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh (Ninh bình) đặt cho một đoạn đường của quốc lộ 10 chạy qua địa bàn cái tên“ Phố của người trung quốc”, bởi mỗi khi phố lên đèn, hàng trăm thanh niên Trung quốc từ các ngã đường đổ về con phố này. Một người dân địa phương cho biết:“ Trước kia ở đây bình yên lắm, nhưng từ khi người Trung quốc đến đây, phố xá ồn ào hẳn lên. Tối tối, nhiều thanh niên Trung quốc cởi trần trùng trục uống rượu, cãi nhau, khạc nhổ, rồi trêu chọc quờ quạng gái qua đường…
“Một người dân ở“ phố Trung quốc” bức xúc:“ cứ rượu xong họ kéo từng toán vài chục người, nghênh ngang, xiêu vẹo trên đường, rồi dòm ngó vào nhà dân trông rất khó chịu. Kinh khủng hơn, có lần họ tụt quần tiểu tiện ngay trước nhà tôi và nhiều nhà dân khác. Chúng tôi bức xúc, thậm chí xua đuổi, nhưng những lúc như thế, bọn họ dừng lại hằm hè, chửi lại, nên ai cũng ngại, không dám va chạm với họ”. (Thanh Niên online ngày 20-6-2011)
Tóm lại những gói thầu của Trung cộng ở Việt Nam là một thiệt hại và là một tai họa khôn lường cho Tổ quốc Việt Nam mà mọi người đều biết, đại biểu Quốc hội Phạm Thị Loan đã trả lời phỏng vấn qua bài viết“ Đừng để Việt Nam thành miếng bánh của nhà thầu ngoại”, của tác giả Lan Anh:
“ – Tác hại thứ nhất là con em mình mất công ăn việc làm.
– Thứ hai là không kiểm soát được lực lượng lao động của Trung quốc vào Việt Nam.
– Thứ ba là chất lượng tiến độ của họ không phải là tốt và hiện nay bị phụ thuộc vào Trung quốc rất nhiều. Ví dụ cái đinh vít cũng phải mua của họ vì chỉ có họ mới có loại đó chẳng hạn. Như vậy, mình bị phụ thuộc cả trong quá trình vận hành”.(VNR500 online ngày 4-11-2010)
Ông Dương Danh Dy, nguyên Tổng lãnh sự của CSVN ở Quảng Châu, đọc trên báo Tiền Phong số ra ngày thứ Sáu 24-9-2010 có đăng bài“ Chủ đầu tư nhiều dự án nhiệt điện: Ăn quả đắng nhà thầu Trung quốc”, ( đã dẫn ở trên) của tác gỉa Phạm Tuyên nên ông đã phẫn nộ mà nói đi, nhắc lại đến hai lần:
“ Sau khi đọc xong bài viết, tôi nghĩ không phải chỉ ăn quả đắng nhà đấu thầu, mà những hành vi, hành động của những người phụ trách chủ yếu của TKV – đương chức hoặc đã“an toàn hạ cánh” - phải khép vào tội“ làm tay sai bán nước cho ngoại bang”…
“ Sau khi đọc xong bài viết rất cụ thể trên báo Tiền Phong, tôi thấy kết tội những người có trách nhiệm gây ra những việc nói trên là tham ô hủ bại là không phù hợp với tội ác của chúng. Phải nói rõ: đó là những hành vi, hành động phạm tội“ làm tay sai bán nước cho ngoại bang”.
Đại Nghĩa – Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét