Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2011

Bức xúc về biển và dảo

Bức xúc về biển và dảo

Trần Bình Nam "...Do quá câu nệ (việc nhỏ mà quên việc lớn) quý vị nhân sĩ đã bỏ qua một dịp hiếm có để nghe Bộ Ngọai giao cho biết cái nhìn chính thức của chính quyền, rồi sau đó giúp Bộ làm cái loa phổ biến quan điểm về biển và đảo của chính quyền..."


 Cuối tháng 6/2011, ông Hoàng Xuân Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao của Việt Nam đi Trung quốc trao đổi với Thứ trưởng Ngoại giao Trung quốc, ông Trương Chí Quân.

Ông Hoàng Xuân Sơn trở về, Hà Nội chưa tiết lộ gì, thì ngày 28/6, Tân Hoa Xã chuyển đi một bản tin Anh Ngữ nhan đề “China urges consensus with Vietnam on South China Sea issue” (Trung quốc kêu gọi Việt Nam thống nhất ý kiến về vấn đề Biển Đông) mang nội dung yêu cầu Việt Nam đồng thuận hai điểm (TBN: in đậm nét và dịch ra Việt ngữ). Nguyên văn bản tin đầy đủ như sau:

BEIJING, June 28 (Xinhua) -- China on Tuesday called on Vietnam to implement a bilateral consensus on the South China Sea issue that was reached during the China visit of Vietnam's special envoy Ho Xuan Son last weekend.

"We had in-depth discussions with the Vietnamese side on the South China Sea issue during the visit of the special envoy, and the two sides agreed to solve disputes through friendly consultations and avoid making moves that may aggravate or complicate the issue," said Foreign Ministry spokesman Hong Lei at a press briefing.

Both countries are opposed to external forces getting involved in the dispute between China and Vietnam and vow to actively guide public opinion and guard against remarks or actions that undermine the friendship and trust between the people of the two countries, Hong said.

(Hai nước chống sự can thiệp của nước khác vào sự tranh cãi giữa Trung quốc và Việt Nam, và hứa hướng dẫn dư luận quần chúng tránh lời lẽ hay hành động làm tổn thương giao hảo và lòng tin giữa hai nước)

"We hope the Vietnamese side will implement the consensus together with us and make efforTrường Sa to safeguard peace and stability of the South China Sea," Hong said.

During the just-concluded visit of Ho Xuan Son, who is also Vietnamese vice foreign minister, he met with State Councillor Dai Bingguo and held talks with Vice Foreign Minister Zhang Zhijun.

The two sides agreed to speed up consultations over a pact regarding the fundamental principles to direct solving maritime disputes between China and Vietnam, pledging to work harder to sign an agreement as early as possible, according to a press release from the Foreign Ministry about the meeting between Dai and Ho Xuan Son.

China has repeatedly stated its indisputable sovereignty over the South China Sea islands and their surrounding waters.

Chinese historical records show that in 1958, the Chinese government claimed the islands in the South China Sea as part of China's sovereign territory, and then Vietnamese Premier Pham Van Dong expressed agreement in his diplomatic note to then Premier Zhou Enlai.

(Tài liệu lịch sử của Trung quốc ghi rằng năm 1958, chính phủ Trung quốc tuyên bố chủ quyền đối với các quần đảo trong Biển Đông, và thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc đó – qua một Công hàm ngoại giao – đã bày tỏ sự đồng ý)

There was no dissension from any country on China's sovereignty over the area until the 1970s, when countries including Vietnam and the Philippines claimed partial sovereignty.
After long-term negotiations and disputes, Deng Xiaoping initiated his proposal on the issue that put aside the disputes and offered joint exploitation in the region.

In November 2002, China and the 10-member ASEAN adopted a Declaration on the Conduct of Parties on the South China Sea, laying a political foundation for future possible commercial cooperation between China and ASEAN countries as well as the long-term peace and stability in the region.

In March 2005, three oil companies from China, Vietnam and the Philippines signed a landmark tripartite agreement in Manila to jointly prospect oil and gas resources in the disputed South China Sea. (BảntinAnhNgữcủaTânHoaXã)

Ngày 2/7/2011 một số gồm 18 nhân sĩ và trí thức có uy tín trong nước, trong đó có nhiều đảng viên cao cấp đang nghỉ hưu gởi kiến nghị đến Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu giải thích 3 điểm:

a) Thông tin do Tân Hoa Xã đưa như trên có đúng sự thật không?
b) Cho biết quan điểm của Việt Nam về bức thư  ngoại giao của Ông Phạm Văn Đồng năm 1958.
c) Thông tin chi tiết (toàn văn) thỏa thuận đã đạt được (nếu có) giữa Ông Hồ Xuân Sơn và đại diện Trung Quốc.

Yêu cầu (c) đi quá giới hạn một kiến nghị vì có thể có những thỏa thuận ngọai giao chưa công bố được. Nhưng yêu cầu a) và b) hoàn toàn hợp lý.

Bản tin của Tân Hoa Xã (TBN: phản ánh nội dung chính phủ Trung quốc muốn thế giới bên ngoài hiểu) có tính mập mờ thiệt hại cho quyền lợi của Việt Nam. Nhất là phần Tân Hoa Xã thông tin về Tuyên bố của chính phủ Trung quốc (về bề dày của lãnh hải 12 hải lý) và Công hàm ngoại giao trả lời của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Xin trích lại đoạn này: “Tài liệu lịch sử của Trung quốc ghi rằng năm 1958, chính phủ Trung quốc tuyên bố chủ quyền đối với các quần đảo trong Biển Đông, và thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc đó – qua một Công hàm ngoại giao – đã bày tỏ sự đồng ý”.

Nó hàm ý cho thế giới bên ngoài hiểu Tuyên bố ngày 4/9/1958 của Trung quốc nói đất nào, đảo nào thuộc về Trung quốc, và Thủ tướng Phạm Văn Đồng thay mặt chính phủ cộng sản miền Bắc công nhận đất đó, đảo đó thuộc Trung quốc.

Sự thật trái lại: Tuyên bố ngày 4/9/1958 gồm 4 điểm. Điểm 1 là điểm chính. Nguyên văn:

(1)Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.

Như vậy bản Tuyên bố có mục đích cho thế giới biết từ ngày 4/9/1958 lãnh hải của Trung quốc là 12 hải lý (TBN: chứ không còn là 3 hải lý như trước). Việc ghi đất nào, đảo nào thuộc về Trung quốc chỉ là điểm phụ để “gạt” Việt Nam.

Ngày 14/9/1958 Thủ tướng Phạm Văn Đồng trả lời bản Tuyên bố của Trung quốc nguyên văn:

“Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) ghi nhận và tán thành bản Tuyên bố ngày 4/9/1958, của chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung quốc (CHNDTQ) , quyết định về hải phận của Trung quốc.

Chính phủ nước VNDCCH tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung quốc trong mọi quan hệ với nước CHNDTQ trên mặt bể.”
Ý nghĩa Công hàm ngoại giao của Thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ ghi nhận và hứa sẽ tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung quốc. Danh từ “hải phận” và “12 hải lý” được nhấn mạnh một cách có ý tứ cho thấy ông Đồng chỉ muốn nói đến hải phận thôi. (TBN: cần ghi nhận một điểm tế nhị. Sự phân tích về nội dung ý nghĩa của công hàm ngoại giao của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cần dựa vào ngôn từ của công hàm không nên phân tích vì thiên kiến chính trị. Cái lý rõ ràng là như vậy. Tuy nhiên nhiều nhà đấu tranh cho một nước Việt Nam tự do và dân chủ quá nóng lòng, từ lâu vẫn có thói quen kết án ông Phạm Văn Đồng qua công hàm nói trên đã bán biển và nhường đảo cho Trung quốc. Nếu Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã bán đất bán biển thì chúng ta dựa trên căn bản nào để đòi lại?)

Còn việc Trung quốc ghi đất nào đảo nào là của họ trong Tuyên bố là chuyện riêng của Trung quốc với quốc tế, ông Đồng (hàm ý) không muốn xen vào. Giả sử Trung quốc ghi trong bản Tuyên bố đấtIndonesia thuộc về họ thì công hàm của ông Đồng cũng có nghĩa là Việt Nam công nhận Indonesiathuộc Trung quốc hay sao? Đại điện cho chính phủ VNDCCH ông Đồng không có quyền gì công nhận một cách trái luật quốc tế như vậy. Cũng vậy, Trung quốc ghi các đảo Hoàng sa, Trường Sa thuộc Trung quốc hợp pháp quốc tế hay không là chuyện của Trung quốc. Hơn nữa Hoàng Sa và Trường Sa lúc đó thuộc chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) ở miền Nam nên ông Đồng đại diện cho chính quyền miền Bắc theo Hiệp Định Geneva (ký năm 1954) không có thẩm quyền gì công nhận hay không công nhận. Và sự thật qua ngôn từ ngoại giao ông Đồng cũng không công nhận như vậy.

Theo thông tin của boxitvn (Nguyễn Huệ Chi -Boxitvn) Bộ ngoại giao Việt Nam đã quyết định mời một số nhân sĩ trong số 18 nhân sĩ và trí thức kia ngày 13/7 đến Bộ Ngoại giao để được nghe Bộ trả lời các câu hỏi trong kiến nghị. Ông Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Ủy viên Trung ương đảng cộng sản Việt Nam, và từng làm đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh được Bộ xem là đại diện cả nhóm nên đã cho xe đón. Một số vị khác được mời bằng điện thoại. 18 vị đã thông báo cho nhau và đều có mặt (tại một quán cà phê trước cửa Bộ) định ý cùng vào nghe Bộ giải thích.

Bộ Ngoại giao đồng ý để tất cả cùng vào với Trung tướng Nguyễn Trọng Vĩnh. Nhưng rất tiếc quý vị nhân sĩ đòi hỏi Bộ phải cử người ra mời họ mới vào. Bộ không thể làm công tác có tính nghi lễ tại một quán cà phê nên không thể cử người ra mời. Vì tế nhị, ông Nguyễn Trọng Vĩnh cũng không muốn đại điện mọi người nghe Bộ trả lời cho một mình mình nghe nên cũng đã ra về. Do quá câu nệ (việc nhỏ mà quên việc lớn) quý vị nhân sĩ đã bỏ qua một dịp hiếm có để nghe Bộ Ngọai giao cho biết cái nhìn chính thức của chính quyền, rồi sau đó giúp Bộ làm cái loa phổ biến quan điểm về biển và đảo của chính quyền mà có thể vì kẹt thế nước lớn nước nhỏ và quan hệ với Trung quốc không thể lên tiếng chính thức .

Đó là hai nỗi bức xúc về Biển và Đảo, và về tương lai bất bênh của quê cha đất tổ trước sự đe dọa của Trung quốc .

Trần Bình Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét