Việt Nam - khác biệt và dị biệt
Hoàng Thanh Trúc (danlambao) - Là biển, nhưng Biển Đông nhưng như hỏa diệm sơn cứ hâm hấp nóng, thời gian gần đây, không chỗ này thì chỗ khác “sương khói” cứ lãng đãng tỏa lên làm người ta quan ngại, không biết đó là hình ảnh dịu êm của hòa bình hay là khói “diêm sinh” báo hiệu một lúc nào đó như núi lửa bùng lên?.
Lần mới nhất này là tại Manila Philippines. Một hội thảo Quốc Tế qui tụ chuyên gia luật biển từ 10 quốc gia khối ASEAN vừa nhóm họp trong hai ngày 22 và 23/9 nhằm thảo luận đề xuất lập ra một vùng hướng đến tiêu đề “Vùng hòa bình và hợp tác trên biển Đông”.
Là nước chủ nhà, bối cảnh giống Việt Nam, từ lâu Philippines cũng gặp vấn nạn tranh chấp gay gắt chủ quyền trên biển với Trung Quốc – Nhưng hoàn toàn khác với VN, chủ trương kiên định của Phi là dứt khoát không tìm chân lý trong song phương – Rất giản đơn, ngồi vào bàn đàm phán thương lượng trong tranh chấp với kẻ mạnh toàn diện hơn mình bội phần là thất sách, hơn nữa hành vi nói lên nhân cách của đối phương khiến Phi không thể kéo ghế cùng ngồi – Không chỉ là bản lĩnh của nhà cầm quyền mà còn vì danh dự quốc gia.
Ngay từ đầu của sự kiện, Philippines muốn LHQ phân xử tranh chấp ở Biển Đông, vì Phi biết rất rõ Công ước Liên Hợp Quốc cho phép một bên liên quan tới tranh chấp có thể đơn phương lựa chọn nhờ Liên Hợp Quốc phân xử cũng như việc hòa giải bắt buộc, ông Del Rosario phát biểu trước báo giới sau cuộc họp các bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 44 ở đảo Bali, Indonesia. Chủ động hơn, Philippines trước đó từng đề nghị cùng Trung Quốc ra trước Tòa án Quốc tế về Luật Biển, một tòa án độc lập được thành lập bởi UNCLOS 1982. Ngoại trưởng của quốc đảo gần 100 triệu dân cho rằng Manila bị buộc phải lựa chọn phương án nhờ Liên Hợp Quốc như thế vì làm cách này không cần phải thỏa hiệp với Trung Quốc.Tuy nhiên, Trung Quốc từ chối ý tưởng này vì đánh giá chứng cứ và yếu tố pháp lý của mình không đủ thuyết phục nên tái khẳng định muốn giải quyết tranh chấp với Philippines thông qua đàm phán song phương.
Ngoại trưởng Philippines, Alberto del Rosario cho hay mục đính chính của Manila muốn Liên Hợp Quốc phân định rõ các vùng nước nào trên Biển Đông là có tranh chấp và những vùng nào không có tranh chấp, (AFP).Ông Del Rosario khẳng định có một nhu cầu cấp thiết đối với việc làm rõ các khu vực tranh chấp, trước khi thảo luận về các hướng dẫn thực thi Tuyên bố về Quy tắc Ứng xử để kiểm soát các hoạt động tại Biển Đông. Manila cho rằng những khu vực không có tranh chấp có thể được coi là "vùng hòa bình, tự do, hữu nghị và hợp tác". Và cuộc hội thảo ngày 22 và 23/9 lần này là nối tiếp theo của ý tưởng đó.
Phát biểu khai mạc cuộc họp kín từ 22-23/ 9, Phó tổng thống nước chủ nhà Jejomar Binay cho rằng: “Bằng cách làm này, rào cản ngăn các bên tiến tới các dự án đồng hợp tác trên biển Đông từ trước đến nay sẽ hoàn toàn được tháo bỏ”. Ông cũng khẳng định: “ASEAN là một nhất thể với niềm tin rằng công pháp quốc tế sẽ cung cấp những chuẩn mực khách quan và ổn định, đưa tới một giải pháp hữu hiệu trong vấn đề biển Đông”. Theo đề xuất của Manila, những khu vực tranh chấp với tên gọi Vùng Hòa bình, Tự do, Hữu nghị và Hợp tác (ZoPFF/C) Còn vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý trở vào vùng tiếp giáp lãnh hải quốc gia sẽ là nơi các quốc gia có tuyên bố chủ quyền đồng thực hiện những dự án khai thác. đương nhiên thuộc quyền tài phán của mỗi quốc gia có chủ quyền theo UNCLOS. Và một khi ZoPFF/C hình thành, các quốc gia có tuyên bố chủ quyền chồng lấn sẽ phải rút lực lượng vũ trang của mình ra khỏi vùng này, và thay thế bằng các lực lượng dân sự thực hiện các dự án thăm dò, diễn tập phòng chống thiên tai…
Trước sự kiện này hãng tin AP trích lời hai quan chức ngoại giao Philippines đề nghị giấu tên nói rằng Bắc Kinh phản đối cuộc họp này. “Bắc Kinh cũng đặt câu hỏi tại sao ASEAN lại can dự vào cuộc tranh chấp mà trong đó phần lớn số thành viên không có tuyên bố chủ quyền đối với biển Đông”.
Từ trước đến nay, Trung Quốc luôn muốn giải quyết vấn đề biển Đông theo kiểu song phương với từng quốc gia ASEAN có tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, ASEAN đã liên tục xác định tại các cuộc họp quốc tế lập trường đa phương, trong đó ASEAN là một khối thống nhất. Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia, nước đang giữ ghế Chủ tịch luân phiên ASEAN - ông Marty Natalegawa - đã khẳng định trong cuộc họp báo kết thúc AMM 44 rằng ASEAN đồng thuận trong vấn đề biển Đông và cùng phản đối tuyên bố chủ quyền 9 đoạn của Trung Quốc. Ghi nhận sau các phiên trao đổi đầu tiên tại hội thảo quốc tế về Biển Đông ở Manila cho thấy tất cả các đại biểu đều nghiêng về việc ủng hộ đề xuất của Philippines. Họ cho rằng đề xuất này phù hợp với luật pháp quốc tế.
Xuyên suốt quá trình đối đầu với Trung Quốc trong tranh chấp, hướng đi của Philippines đầy khôn ngoan và chuẩn mực. Thế lực yếu, Phi nương vào hiệp ước hổ tương với Mỹ, tránh bắt chẹt. Phi dứt khoát từ chối đàm phán song phương, kiên định tựa lưng pháp lý vào quốc tế (LHQ) và cuối cùng vận dụng cộng đồng trong khu vực là ASEAN. Bước đầu thành công tốt đẹp khi hội thảo Manila đồng thuận: Kết quả của hội thảo sẽ được báo cáo lên Hội nghị các quan chức cấp cao ASEAN (SOM), để từ đây các kiến nghị sẽ được trình lên cho các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN xem xét trước Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 19 diễn ra tại Bali, Indonesia, vào tháng 11/2011.
Chưa hết, mới đây Philippines còn thành công hoàn hảo trong đối ngoại khi thuyết phục được Nhật Bản (một nước không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông) tích cực cùng Philippines hổ trợ các động thái làm giảm căng thẳng trên biển đông và kết quả là Đại sứ Nhật tại Manila Toshinao Urabe khẳng định Nhật Bản “có lợi ích chính đáng đối với sự an toàn trên biển và các vấn đề đang diễn ra”. 88% lượng dầu khí tiêu thụ ở Nhật được nhập từ Trung Đông qua ngả biển Đông, chưa kể các hoạt động xuất nhập khẩu khác.
Hãng AP hôm 21.9 dẫn lời một quan chức Philippines cho hay nước này đề xuất cùng với Nhật Bản thành lập một “nhóm công tác thường trực” để cùng xử lý tranh chấp và các vấn đề an ninh biển khác trong khu vực ASEAN. Phía Nhật cũng cam kết sẽ thường xuyên trao đổi và hỗ trợ Philippines nhằm đảm bảo tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình, theo công pháp quốc tế. Nói đến những thành công ấy người ta nghĩ đến ngoại trưởng Philippines Alberto del Rosario một người giàu kinh nghiệm đối ngoại và tinh thần dân tộc.
Quay về Việt Nam, cũng trong sự kiện tranh chấp này với Trung Quốc, nhưng sao nó tương phản một trời u uất, không thấy đâu là cái “Tâm và cái Tầm” của các vị lãnh đạo nhà nước VN. Với “chiến thuật” thì công luận thấy nhiều rồi, biển ta mà ngư dân từ bị bắt bớ đến bắn giết, phá hoại bắt giữ tàu thuyền tịch thu ngư cụ đòi tiền chuộc như cơm bữa mà ngoại giao thì cứ nhủn như con giun con dế, tàu thuyền đánh cá Trung Quốc lượn lờ tới tận bờ biển hai xứ Quảng, hải quân chỉ ra đuổi đi? sao không thể hiện chuẩn mực chủ quyền, sao không “bánh ít đi,thì bánh qui lại” Gông đầu chúng lại làm gương đôi lần có chết chóc thằng tây nào đâu,“ Chúng mày làm được, thì Tao làm được” con giun xéo mãi cũng quằn – 4 vàng 16 tốt đâu phải cứ mỗi mình VN ghì đầu đánh bóng? nhân dân căm phẫn biểu tình lên tiếng thì... nhắc lại chi cho thêm đau lòng. Còn “Chiến Lược” thì cái áo “ đàm phán song phương” như cái bẩy hoa hòe hoa sói, Philippines cũng là thành viên ASEAN,cũng tranh chấp với TQ, nhưng người ta biết rỏ khinh bỉ quay mặt như nhổ nước bọt vào nó ngay từ đầu, sao VN cứ trơ tráo khoát vào?? hết ông Tướng thứ trưởng quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh khan cổ ở hội nghị Shangri-La rằng : “….Việt Nam chủ trương không quốc tế hóa vấn đề biển Đông mà giải quyết vấn đề biển Đông với những nước có liên quan trực tiếp như Trung Quốc??.. Rồi tới phiên Thứ trưởng ngoại giao Hồ Xuân Sơn sang Bắc Kinh họp với Đới Bình Quốc, Ủy viên quốc vụ viện Trung Quốc song phương ký chung một “Đồng Thuận trong vấn đề Biển Đông”?? nhưng tới nay người dân VN không biết đó là đồng thuận gì?? Ai cũng biết một chiếc đũa thì bẻ dễ hơn một bó – Philippines biết vậy nên đã gắn mình vào bó đũa ASEAN trước đây cũng như tại hội thảo lần này ở Manila, rõ ràng là TQ ngán ngại điều này nên Bắc Kinh đã phản đối cuộc họp và lên tiếng hỏi “tại sao ASEAN lại can dự vào cuộc tranh chấp mà trong đó phần lớn số thành viên không có tuyên bố chủ quyền đối với biển Đông” – Nhưng qua sự đồng thuận trên tinh thần cuộc hội thảo Manila các thành viên ASEAN như gián tiếp trả lời với Trung Quốc: “Không tuyên bố chủ quyền, không có nghĩa là phủi tay với trách nhiệm đoàn kết hổ tương cho hòa bình và thịnh vương chung trong toàn khối như tinh thần của Hiến Chương ASEAN”.
Điểm lại toàn cảnh cục diện, từ trước đến nay những ứng xử và tuyên bố của VN về tranh chấp biển Đông nó quá xa rời với nguyên tắc cộng đồng ASEAN là đoàn kết hỗ tương chắt chiu qua mối quan hệ tạo một sự liên minh như gắn kết toàn khối trước những thách thức đe dọa hòa bình an ninh khu vực, việc VN song phương đàm phán với TQ về Biển Đông như gáo nước lạnh tạt vào mặt láng giềng và toàn khối dù nó ẩn dưới lý do gì. Tất nhiên trong đối ngoại của từng quốc gia, đòi hỏi rập khuôn là không thể, nhưng – “khác biệt” – nếu có, chỉ khác nhau ở khôn ngoan trong sở đoản sở trường hay chiến thuật chiến lược chứ không thể là xem nhẹ chủ quyền quốc gia hay danh dự của dân tộc, nếu không đó là “ Dị Biệt”…
(Theo từ điển : KHÁC BIỆT = Cả hai giống nhau nhưng còn khác vài chi tiết. DỊ BIỆT = Khác nhau một cách kỳ dị, không bình thường.)
Hoàng Thanh Trúc (danlambao)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét