Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2011

Các vũ khí chiến lược của Trung Quốc

Các vũ khí chiến lược của Trung Quốc

Đoàn Hưng Quốc – Nhiều chuyên viên quốc phòng đánh giá quân đội Trung Quốc sẽ là một thách thức lớn cho hải quân Hoa Kỳ và khu vực Đông Á vào khoảng năm 2020, nghĩa là chỉ trong vòng 9 năm tới đây! Thời gian trôi qua khoảng khắc và không lâu nửa Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan cùng các nước vùng Đông Nam Á phải tìm ra một chiến lược chung để đối đầu với sức mạnh quân sự của Hoa Lục.


Nếu lấy một chọi một thì ngay trong 10 năm tới các vũ khí của Trung Quốc cũng vẫn không sánh kịp với những trang thiết bị của Hoa Kỳ. Tuy nhiên giá trị của các vũ khí chiến lược nằm ở chổ răng đe chớ không phải đến khi xử dụng. Việc chọn lựa triển khai hoả tiển diệt hạm Đông Phong DF-21D, máy bay tàng hình J-20 và chiếc tàu sân bay Thi Lang hiện đã tác động đến những quyết định chiến lược và ngoại giao trong toàn khu vực.
Một loại tên lửa của Trung Quốc được trưng bày tại Bảo tàng Quân sự ở thủ đô Bắc Kinh.
Khả năng Hoa Lục tấn công và đánh chìm một hạm đội Mỹ rất khó xảy ra về cả phương diện chính trị lẫn quân sự. Thứ nhất điều này sẽ dẫn đến một cuộc chiến toàn diện; thứ nhì Hoa Kỳ có hệ thống phòng thủ vô cùng hiện đại. Tuy nhiên tầm hoạt động 1500 km của loại hoả tiển DF-21D sẽ khiến tàu sân bay Mỹ phải hoạt động ngoài xa hơn so với Nhật Bản, Đài Loan và Nam Hàn. Điều này khiến khả năng chống trả và tấn công của các phi cơ tiêm kích hải quân Mỹ sẽ giảm hiệu năng vì phải bay xa hơn, tốn thêm nhiên liệu và dễ bị phát hiện.
Giả sử tình hình đột trở nên căng thẳng, trước đây các nước Đông Á có thể trông chờ hạm đội Hoa Kỳ bảo vệ ngay ven biển; nhưng trong vài năm tới tàu chiến Mỹ phải nằm xa ngoài khơi Thái Bình Dương. Chỉ sự kiện này cũng làm thay đổi các tính toán chiến lược của Nhật Bản, Nam Hàn và Đài Loan.
Một nhận xét đáng quan tâm trên báo Aviation Week là hành trình của loại DF-21D giống như các loại hoả tiển liên lục địa. Đây là một lời trấn an ngầm của Mỹ đối với các nước đồng minh, vì nếu phát hiện hoả tiển liên lục địa thì Hoa Kỳ sẽ phản ứng tức thời chớ không chờ để biết đây là loại đầu đạn chống hạm đội hay mang vũ khí hạch nhân.  Nói cách khác Hoa Kỳ cảnh giác Trung Quốc rằng việc xử dụng loại DF-21D sẽ mang đến những hậu quả không lường.
Máy bay tiêm kích J-20 không phải là tàng hình mà chỉ khó bị phát hiện hơn. Giả sử một dàn radar có thể tìm thấy các máy bay chiến đầu bình thường ở khoảng cách 300km, nay chỉ phát hiện chiếc J-20 khi cách xa 50km. Điều này có nghĩa là hệ thống phòng thủ trước đây có 7 phút để chuẩn bị, nay chỉ còn 1 phút! Để đối phó các nước Đông Á phải nâng cấp hệ thống radar vô cùng tốn kém trong hoàn cảnh kinh tế trì trệ và chi phí quốc phòng bị cắt giảm. Vì thế giá trị của chiếc J-20 không chỉ nằm trong quân sự mà còn là một bài toán đố kinh tế.
Sự hiện diện của tàu sân bay Thi Lang bắt đầu từ năm 2012 sẽ là một thách thức lớn cho các nước ở biển Đông. Chiếc tàu sân bay đầu tiên không có khả năng đe doạ các nước quốc phòng hùng mạnh như Nhật Bản Nam Hàn Đài Loan, nhưng nếu xử dụng để cho phi cơ tuần tra trên biển Đông hay tiến chiếm Trường Sa thì lại đưa ra một vấn nạn cho các quốc gia Đông Nam Á. Ngay cả khi nhiều nước có loại tàu ngầm Kilo chạy bằng điện rất khó phát hiện, thì trên mặt chính trị và ngoại giao liệu có dám dùng đó để tấn công chiến hạm lớn nhất của Trung Quốc hay không?
Mỹ-Trung đều đang dò xét: trong khi Hoa Lục xử dụng tàu Thi Lang là đồ thiệt, còn các nước Đông Nam Á triển khai tàu Kilo liệu là đồ để chưng hay đồ thiệt?
Binh pháp Tôn Tử đã dạy: không đánh mà thắng mới là bậc đại tướng. Việc triển khai 3 loại vũ khi chiến lược dù trong 2-5 năm tới đây chưa có giá trị thực tiển về quân sự nhưng cũng đã làm thay đổi bàn cân chiến lược trong khu vực.
© Đoàn Hưng Quốc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét